Có thời gian mà gói được bánh chưng vẫn ngon và đảm bảo hợp vệ sinh theo ý mình. Xin mách các bạn cách làm bánh chưng ngon.
Gói bánh chưng:
Để gói được bánh chưng bạn cần phải mua những vật liệu sau:
- Lá dong: Chọn
loại lá bánh tẻ (không quá già hoặc quá non) thì mới dễ gói và cho bánh
màu xanh đẹp, khổ lá rộng vừa phải, mỗi bánh chọn 4 chiếc lá. Truớc khi
gói bánh, cần ngâm lá vào một chiếc chậu to chừng 30-45 phút, sau đó
dùng khăn mềm để cọ rửa cả hai mặt lá cho sạch. Lá rửa xong rồi, dựng
lên cho ráo nước. Sau đó dùng khăn khô và sạch lau lá cho thật khô, dùng
dao sắc cắt bớt gân lá cho lá mềm, dễ gói, rồi mới bắt đầu gói bánh.
- Lạt: Lạt
gói bánh chưng là loại lạt dang, mỏng, mềm và dẻo dai. Mỗi một chiếc
bánh cần khoảng 2-4 chiếc lạt tuỳ bạn muốn buộc hình chữ thập (2 lạt)
hay hình vuông (4 lạt) trên bánh.
- Gạo nếp:
Bạn hãy chọn loại nếp có hạt đều, mẩy ngon nhất là loại nếp cái hoa
vàng, vừa thơm vừa dẻo. Loại gạo nếp nương của Điện Biên cũng rất thơm
ngon. Gạo phải ngâm ít nhất là 8 tiếng rồi mới đãi sạch sạn, để cho ráo
nước, rồi mới gói bánh. Mỗi chiếc bánh có thể gói từ 0,5 đến 1kg gạo,
tuỳ độ to nhỏ mà bạn thích.
- Đỗ xanh: Chọn
loại đỗ xanh tiêu, hạt nhỏ, ruột vàng thì sẽ thơm ngon hơn. Đỗ xanh xay
vỡ, ngâm trong nước chừng 1-2 giờ rồi đãi sạch vỏ xanh, đồ chín, đánh
tơi để làm nhân bánh. Tỷ lệ thông thường là "8 gạo : 2 đỗ". Loại đỗ này
bạn có thể mua tại các chợ quê với giá 20- 21.000 đ/kg.
- Thịt lợn: Chọn
loại thịt 3 chỉ hoặc thịt vai sấn thì mới ngon; không nên chọn loại
thịt quá nạc. Thịt rửa sạch thái thành các miếng dài chừng 5-7 cm, dày
chừng 0,5 cm, ướp muối tiêu cho ngấm chừng 15 phút trước khi gói bánh.
2. Gói bánh
- Sau khi đã chuẩn bị đủ nguyên liệu rồi bạn hãy
lấy một chiếc mâm rộng, xếp lá một bên, lạt một bên, gạo và đỗ, nhân
thịt lợn để phía trước.
- Chọn hai chiếc lá to đặt song song, sao cho mặt
lá không có gân lá quay ra ngoài; xếp hai chiếc lá khác lên trên hai lá
này theo hình chữ thập, mặt lá không có gân lại quay lên trên để khi gói
bánh sẽ xanh đẹp hơn. Đổ một nửa gạo lên trên hai tàu lá đó, cho một
nửa đỗ, xếp nhân thịt lợn (hai miếng), rồi phủ nửa đỗ, sau đó là nửa gạo
lên. Cuộn lá dong lên gói bánh, sau đó bẻ hai đầu cho vuông thành, sắc
cạnh; Gói tiếp bằng hai chiếc lá bên ngoài, rồi dùng lạt buộc lại cho
chắc.
- Khi gói bánh, phải gói chặt tay thì bánh nấu mới rền, dẻo. Nếu gói lỏng tay khi nấu bánh sẽ méo mó và nhão.
3. Luộc bánh
- Bánh gói xong xếp vào một chiếc nồi lớn, nên lót
đáy nồi bằng một ít lá nhỏ, cuống lá. Bánh xếp từng cặp một, úp vào
nhau, chèn cho chắc, đổ ngập nước và bắt đầu luộc.
- Để có những chiếc bánh xanh rền dẻo thơm bạn phải đun liên tục chừng 10 – 14 giờ đồng hồ.
4. Bảo quản bánh
- Bánh chín, vớt ra, rửa sạch
- Sau đó xếp 2 chiếc úp vào nhau để lên một chiếc
bàn và dùng một tấm ván đặt lên trên, đè thêm một số vật nặng, như cái
cối đá to đùng hay thậm chí một chiếc nồi gang to đầy nước, mục đích ép
để bánh ráo hết nước, rền và ngon, để lâu không bị mốc.
Mình hiện đang công tác tại Cao Bằng, thấy bánh trưng cũng là một đặc sản Cao Bằng, ăn cực ngon luôn, tuy nhiên giá đắt hơn ở HN.
Trả lờiXóa